Tiên Thiên Trực Chỉ

Đại Lão Thiên | | 1707

Review Huyền huyễn

Tiên Thiên Trực Chỉ (Thẳng về Tiên Thiên)

Tiên Thiên là siêu việt vượt lên trên Hậu Thiên. Các danh từ “tối sơ”, “tối thủy”, “là gốc”, “là nguồn”, vì thế mà là tôn xưng của Nhất Khí vậy. Nhưng Khí Tiên Thiên đó có ba loại, tên Tiên Thiên đó có hai nghĩa. Hai nghĩa là thế nào? Một là Tiên Xuất Vu Thiên (sinh ra trước trời). Hai là Tiên Nguyên Vu Thiên (đầu tiên cùng với trời).

· Tiên Xuất Vu Thiên, tức là so với trời thì nó có sớm hơn, là Tiên Thiên sinh Thiên sinh Địa. Khí đó bao gồm cả Thể của Hồng Mông, tên ban đầu là Thái Vô. Thiên Địa chưa phân, đã có Khí đó. Cái đó sinh ra trước trời vậy, cho nên gọi là Tiên Thiên. Đó là một loại.

· Tiên Nguyên Vu Thiên là theo trời mà khởi, là Tiên Thiên sinh người, sinh vật. Khí đó hàm chứa hình ảnh mịt mờ, giấu hình ở Thái Hư. Người vật chưa được sinh ra, đã có Khí đó. Đó là đầu tiên cùng với trời, cũng gọi là Tiên Thiên. Đó là hai loại.

· Cho đến Tiên Thiên sinh Tiên, sinh Phật, kết hợp lại mà bao gồm hai nghĩa ở trên. Khí đó từ trong Hư Vô mà tới, gọi là Thái Ất, Kim Đan dựa vào đó mà sau đó thành, gọi là Tổ, gọi là Thủy, gọi là Hàm Chân, có thể cùng với Tiên Xuất Vu Thiên và Tiên Nguyên Vu Thiên, thành ba cái cùng loại, cho nên cũng gọi là Tiên Thiên. Đó là ba loại. Đan Kinh của các Thánh, hoặc nói Tiên Thiên sinh trời sinh đất, Tiên Thiên sinh người sinh vật, chẳng qua là để so với Tiên Thiên sinh Tiên sinh Phật đó mà thôi.

Có người hỏi về Tiên Thiên sinh trời, sinh đất. Đoàn Dương nói: "Cái Tiên Thiên đó, Thái Cực sinh ra nó". "Đạo Đức Kinh" có nói "有物混成,先天地生。不知其名,强名曰 道。 Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sinh. Bất tri kì danh, cưỡng danh viết Đạo - Có một vật sinh ra trong hỗn độn, sinh ra trước trời đất. Không biết tên nó là gì, miễn cưỡng gọi nó là Đạo" là vậy. Là Tổ của vạn tượng, là Tông của lưỡng đại, vô thể vô hình, vô thanh vô xú[1]. Mới thì Yểu Yểu Minh Minh, ngũ hành không tới. Tiếp nữa thì Hoảng Hoảng Hốt Hốt, một Khí tự nhiên. Cho đến lúc Thanh Trọc phân chia, mà Huyền Hoàng li biệt, thì Càn Khôn định vị, mà trời đất phân chia rõ ràng vậy.

Có người hỏi về Tiên Thiên sinh người, sinh vật. Đoàn Dương nói: "Cái Tiên Thiên đó,

 Thiên Địa làm chủ nó. Nhất sinh Tam, Tam sinh Nhất. Nhất là Khí, Tam là Tinh, Khí, Thần. Sinh ra nhân quần[2], không rời Tam Nhất. Cái Tinh nói đó, là Tinh Nhị Ngũ. Cái Khí nói đó, là Khí Âm Dương. Cái Thần nói đó, là Thần Hư Không. Thần Hư Không, tức là cùng với Khí Âm Dương qua lại lẫn nhau. Tinh Nhị Ngũ, tức là cùng với Khí Âm Dương cùng sinh thành. Khí đó linh, linh cho nên là Thần. Khí đó diệu, diệu cho nên là Tinh. Ở trên thì uốn lượn, ở dưới thì ở giữa[3], đó là Khí, mà Tinh Thần của Thiên Địa ở trong nó vậy. Người được khí đó mà được sinh ra, tức là Khí có gốc ở trời. Nhưng Khí đó có Thanh có Trọc, có Cương có Nhu. Được Khí Cương thì thành Nam, được Khí Nhu thì thành Nữ. Được Khí Thanh thì thành Trí, được Khí Trọc thì thành Ngu. Lúc Phụ Mẫu chưa giao thì trước đó, Khí này tồn ở trong cái Hòa[4]. Lúc Phụ Mẫu tiến hành việc thụ tinh, khí này hạ vào nơi ban đầu của nó[5], đến lúc Tinh Huyết đó trộn hòa vào nhau, Thai bắt đầu có đủ, mà Khí đó đã hoàn toàn nằm ở trong bào thai. Lúc đó không có Thần, lấy Khí làm Thần. Lúc đó không có Tinh, lấy Khí làm Tinh.

Khí chân thành mà bao chắc chắn, là Tinh vậy. Nhưng đó là Nguyên Khí, Nguyên Tinh,

 Nguyên Thần, là Tiên Thiên của người thụ sinh ra. Đồng tử gặp thầy mà được truyền bí quyết, giữ nó mà thanh tu, cũng có thể hi vọng thành Vô Vi Thiên Tiên. Lại có Chân Khí, Chân Thần, Chân Tinh, đó là Tiên Thiên tu Đan của ta. Người học không biết then chốt thực sự (Chân Cơ), không biết theo đâu mà hạ thủ, thì lấy gì ra mà tìm Chí Bảo? Nay, Tiên Thiên đó, nhìn thấy nó mà không thể dùng được, dùng nó mà không thể thấy được, mà Đan sĩ thì Chí Hư Thủ Tĩnh nhờ vào tu chân, mà từ Vô sản Hữu vậy. Lúc đó, Đạo ba hai một (tam nhị nhất) phân ra và hợp lại một cách tự nhiên. Thần là Bất Thần Chi Thần, Tinh là Chí Tinh Chi Tinh, Khí là Chân Nhất Chi Khí. Đó là ba vậy. Bất Thần Chi Thần là Thần so với Thần (Thần Hồ Kỳ Thần), là Long Tính vậy. Chí Tinh Chi Tinh là đã Tinh rồi lại Tinh nữa (Tinh Nhi Hựu Tinh), là Hổ Tinh vậy. Đó là hai vậy. Cho đến Chân Nhất Chi Khí, đó là Liễu Mệnh Chân Diên, tức là kết hợp Long Hổ Tình Tính thành một khối, gọi là Đan Mẫu vậy, đó là một vậy. Được cái Chân Nhất đó, lấy ra mà nhử, thì Tam Thi Ngũ Tặc đều chạy hết cả, trong ba mươi sáu Cung đều là xuân. Há Khí, Tinh, Thần của thụ sinh nhờ vậy mà có thể đồng sao? Há Khí, Tinh, Thần của Hậu Thiên nhờ vậy mà dám mong chờ sao? Hậu Thiên là Khí Hô Hấp, là Thần Tư Lự, là Tinh Giao Cảm, ba cái đó có thể nghe thấy, có thể nhìn thấy, có thể dò được, có thể đẩy được, sau khi sinh thân mới dùng vậy, cho nên gọi là Hậu Thiên. Lúc người còn trong bào thai, chỉ có một điểm Nguyên Khí, tịnh không phải là Khí Hô Hấp. Đến lúc mười tháng thai đầy đủ, rời khỏi bụng mẹ, bèn mượn khiếu của miệng mũi, nạp cái Hòa của trời đất từ bên ngoài vào, vì vậy mà Khí Hô Hấp đó đến vậy.

Liền đó thì Thần Tư Lự cũng theo Khí đó mà vào. Cướp nhà mà ở, cướp giường mà nằm. Thần đó là Luân Hồi Chủng Tử của các kiếp, sinh thì đến trước, tử thì đi trước, bỏ cũ theo mới, không nghỉ chút nào vậy. Trẻ nhỏ (Xích Tử) sinh ra đầu tiên là khóc, vì ngầm biết trước cái khổ luân hồi của nó.Đến khi nuôi dưỡng lớn dần, Thức Thần nắm quyền, tình dục quấy nhiễu, Nguyên Khí dần mất, mà khiến Khí Hô Hấp không dừng khắc nào, thật thảm thương thay! Lại có Tinh của Hậu Thiên, sống không mang tới, chết chẳng mang đi, chỉ nhân Nguyên Khí trong thân dần dần đầy dần dần tràn, cho tới sau 15 tuổi, Dương cực Âm sinh, Âm trưởng Dương tiêu, bèn khiến Khí của Hỗn Độn, hóa thành Tinh của Giao Cảm. Giao Cảm là có Giao có Cảm thì có Tinh, không Giao không Cảm thì không có Tinh. Tinh đó là dục niệm bức Khí Huyết biến hóa thành. Lại có Mộng Cảm, Mộng Giao mà Di Tinh vậy, đó là do Khí Huyết không vững chắc, Thận khiếu không thể lưu giữ được. Đó là Tinh của Giao Cảm vậy. Ta mong người học đạo, chỉ thủ Tiên Thiên, không thủ Hậu Thiên, thì có thể đắc Thượng Dược vậy. Mà người Trúc Cơ Luyện Kỷ, không cần vội cầu cực phẩm, cũng phải luyện Nguyên Tinh mà hóa thành Nguyên Khí, luyện Nguyên Khí mà sản Chân Diên, lấy đó làm Tiên Thiên của Hậu Thiên, lấy đủ nửa cân Hậu Thiên nữa, thì cũng có thể cầu Vô Thượng Chi Tiên Thiên vậy.

[1] Không âm thanh không mùi vị

[2] Cổ chú quần sinh

[3] Thượng bàn hạ tế

[4] 存于于穆 Tồn vu vu mục

[5] 降于厥初 Giáng vu quyết sơ

 

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


  • 1
  • 0

Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

lâm thiên vũ

niết dục lâm thiên vũ

không hiểu viết về cái gì luôn ???

3 năm trước

lâm thiên vũ

chân mệnh lâm thiên vũ

đọc mà không hiểu cái gì luôn á ????????

3 năm trước

hac_bach_de_vuong

thiên nguyên hac_bach_de_vuong

bài viết này nói về cái gì vậy?

3 năm trước

Đại Lão Thiên

tịch cung Đại Lão Thiên

Danh vị của Càn Khôn không thể thay đổi. Tên của Khảm Ly có thể thay nhưng vị không thể đổi. Vị của Chấn Tốn có thể đổi nhưng tên không thể thay. Còn tên và vị của Đoài Tốn có thể thay đổi được. Ly tiêu Càn, Khảm tiêu Khôn, trung phu tiêu Càn, thuận tiêu Ly tiểu quá tiêu Khôn, đại quá tiêu Khảm, vì vậy Càn, Khôn, Ly, Khảm trung phu, thuận, đại quá, tiểu quá đều không thể thay đổi. Ly tại thiên mà đương với đêm, nên trong dương có âm, Khảm tại địa đương với ngày nên trong âm có dương, Chấn ban đầu giao với âm nên dương sinh, Tốn trước tiên tiêu dương nên âm sinh, Đoài dương trưởng, cấn âm trưởng, Chấn, Đoài tại thiên có âm, Tốn tại địa có dương, nên Chấn Đoài là trên âm dưới dương, Tốn Cấn trên dương dưới âm, nên âm trên mà dương dưới và đó nghĩa là sự giao rộng. Gọi là địa đã thành thục nên dương trên mà âm dưới, là tôn ti thứ bậc của vị. Càn Khôn định ra các vị trên dưới, Ly Khảm đặt ra các cửa phải trái. Thiên địa đóng mở, nhật nguyệt vào ra. Vì vậy xuân, hạ, thu, đông, 30, mùng 1, tuần trăng, ngày rằm, đêm ngày, dài ngắn, đi về, thừa thiếu, không gì là không từ đó mà ra. Vô cực thì trước âm hàm chứa dương, sau khi đã có tượng dương mới phân âm, âm làm mẹ của dương, dương làm cha của âm, nên khi mẹ mang thai thì trưởng nam làm phục, phụ sinh trưởng nữ thì làm cấu, vì thế dương ban đầu ở phục, âm ban đầu ở Cấu. Tính ngoài thể chẳng thành thể, không có tính thì không sinh, dương lấy âm làm thể, âm lấy dương làm thể. Động là tính, tính là thể, tại thiên dương động âm tĩnh, tại địa dương tĩnh âm động, tính được thể mà tĩnh, thể theo tính mà động, vì vậy dương thong thả mà âm vội vã (nên xét cho rõ) Dương không thể độc lập, tất phải có âm thì sau đó mới độc lập, nên dương lấy âm làm nền, âm không thể tự hiện, tất phải đợi dương rồi sau mới hiện, nên âm lấy dương làm xướng. Dương biết khởi đầu và biết hưởng khi thành. Âm hiệu ở pháp mà kết cục lại lao đao, dương có thể biết mà âm không thể biết, dương có thể hiện mà âm không thể hiện, có thể biết, có thể hiện là “hữu” nên dương tính hữu mà âm tính “vô”. Dương hữu nhưng chẳng cùng khắp, âm vô cũng chẳng cùng khắp, dương “hữu” đi nhưng âm “vô” thường ở, vô không đi nên làm thực, do vậy dương thể “hư” mà âm thể “thực”. Từ dưới lên trên gọi là thăng, từ trên xuống dưới gọi là giáng, thăng thì sinh, giáng thì tiêu, nên dương sinh ở dưới mà âm sinh ở trên, vì vậy vạn vật đều trở lại sinh sôi, âm sinh dương, dương sinh âm, rồi âm lại sinh dương, dương lại sinh âm, cứ thế tuần hoàn đến không cùng. Gốc của thiên địa khởi phát ở “trung”, nên Càn Khôn giao biến mà chẳng rời trung, người cũng ở giữa trời đất, tâm người cũng cư ở trung, nhật trung thì thịnh, nguyệt trung thì đầy, cho nên quân tử quý trung là vậy. Khí vốn 1 gốc, sinh sẽ làm dương, tiêu thì làm âm, nên 2 mà là 1, như 6 với 3 như 4 và 8, vì vậy nói thiên mà không nói địa, nói vua mà không nói bề tôi, nói cha mà không nói con, nói chồng mà không nói vợ. Vậy thiên đắc địa mà sinh vạn vật, vua được bề tôi mà vạn hóa được thi hành, cha được con, chồng được vợ, thì gia Đạo thành, cho nên có 1 thì tất có 2, có 2 thì có 4, có 3 là có 6, có 4 thì có 8. Âm dương sinh để phân lưỡng nghi, lưỡng nghi giao mà sinh tứ tượng, tứ tượng giao mới thành bát quái, bát quái giao rồi sinh vạn vật, vậy nên lưỡng nghi sinh ra thiên địa và các loài. Tứ tượng là định thể của thiên địa, tứ tượng sinh bát quái và muôn loài Bát quái la định thể của nhật nguyệt mà sinh ra vạn vật. Trùng quái là định thể của vạn vật, các lài sinh theo thứ tự, thể là tượng của giao, cứ suy từ loại tất biết được nguồn gốc phát sinh. Quan sát thể, tất do tượng, chưa đến sinh thì đảo ngược lại mà suy, tượng đã thành nên rất thuận để quan sát, cho nên nhật nguyệt đều cùng loại, cùng xuất nhưng khác chỗ, khác chỗ nhưng cùng tượng, cứ suy từ đó để tìm dĩ vãng thì vật sao ẩn náu được. Thiên biến thời mà địa ứng vật. Thời là: Âm biến dương ứng, vật thì dương biến âm ứng, nên phải suy ngược lại mới biết, còn vật tất thuận thành, vì vậy dương đón để âm theo, âm nghịch thì dương thuận. Nói về thể là thiên phân ra để làm địa, địa phân ra làm vạn vật, riêng Đạo thì không thể phân chia như vậy. Cuối cùng thì vạn vật rồi cũng quay về địa, địa quy về thiên, thiên quy về Đạo, vậy nên quân tử rất quý trọng Đạo. Nguồn: Hoàng Cực Kinh Thế

3 năm trước

Đại Lão Thiên

uẩn thể Đại Lão Thiên

đa tạ quyển tiên thiên chỉ này rất hay

3 năm trước


Đại Lão Thiên

Đại Lão Thiên

chân mệnh

HỘ THIÊN GIÁO


""

TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok