Tóm tắt diễn biến nền võ học qua các thời kỳ Kim Dung
Việt nữ kiếm: thời kỳ này võ học còn thô sơ ko có gì đáng nhắc đến ngoài bộ Việt Nữ kiếm.
Thời điểm 100~150 năm trở về trước thời Thiên Long Bát Bộ: Thời kỳ này võ học thịnh trị như trăm hoa đua nở, là thời kỳ mà các tuyệt học ra đời.
Ko có kể Thiếu Lâm đứng đầu các môn phái đã có sẵn với bảo điển chí cao vô thượng Dịch cân kinh và 72 tuyệt kĩ , cùng Cái Bang với hàng long chưởng và Đả cẩu bổng pháp. Thì Tiêu Dao phái ra đời với các tuyệt học bao la khắp trời đất.
Tới thời Thiên Long Bát Bộ là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ võ học thịnh trị, với các cao thủ nhiều như mây: huyền thoại Vô danh tăng. 9 cao thủ: Phong sói, Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, Cưu Ma Trí, Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Lý Thu Thủy, Hư Trúc, Đoàn Dự...
Sau giai đoạn này, Phong sói thì tự sát, Sơn Bác xuất gia, Trí thì bị hút mất hết nội lực, 3 người phái Tiêu Dao truyền hết công lực cho Trúc rồi chết. Trúc Dự thì tuy sở học cực cao nhưng lại ko hề có phong thái của tông sư võ học. Nên từ đó các tuyệt học Tiêu Dao thất truyền. Đẩu chuyển cũng thất truyền. Dịch cân kinh và Lục mạch thần kiếm trong tay Đoàn Dự cũng ko biết hạ lạc nơi đâu luôn.
Do các tuyệt học lần lượt thất truyền, lại thời kỳ chuyển giao Bắc Tống - Nam Tống nên võ học đi vào chỗ thoái trào trầm trọng.
Giữa thời võ học suy yếu đó, thì CACK ra đời tuy thua kém sở học của Tiêu Dao phái nhưng cũng thừa đủ khiến giang hồ tranh đoạt mưa tanh đẫm máu.
Bọn ngũ tuyệt hẹn nhau trên đỉnh Hoa Sơn luận kiếm để tranh ngôi vị đứng đầu thiên hạ. Thời kì này cũng chính là khoảng thời gian mà đệ nhất Thiếu Lâm xảy ra nạn Hỏa công đầu đà khiến Thiếu Lâm mất mất vị trí đứng đầu thiên hạ.
Trải qua 20 năm, lại đến kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần 2, Vương Trùng Dương đã chết. Chỉ còn 6 cao thủ là Tà, Đế, Độc, Cái, Cừu.
Lại trải qua 36 năm tiếp theo, lại đến thời kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3. Có tổng cộng 7 cao thủ: Tà, Tăng, Quá, Tĩnh, Thông, Luân, Từ Ân. Huyền thoại: ko có.
Thời điểm này võ học tuy vẫn kém thời Thiên Long nhưng so với thời Xạ điêu là đã có sự tiến bộ rõ rệt. MỖI TỘI NẢY SINH RA ĐỆ NHÂT BỊ THỊT VTV LÀM THUI CHỘT CẢ NỀN VÕ HỌC !
Rồi lại trải qua 50~70 năm sau đến thời Ỷ thiên, là thời kỳ chuyển giao triều đại Nam Tống - Nguyên, võ học lại một lần nữa càng suy yếu tập 2.
Tuy rằng Thiếu Lâm vực dậy hơn trước so với thời Xạ điêu, và xuất hiện thêm phái Võ Đang, nhưng số lượng tuyệt học trên đời ko còn nhiều. Chỉ 1 môn Cửu âm bạch cốt trảo và Bạch mãng tiên pháp mới học gấp rút đã có thể làm mưa làm gió, suýt nữa lấy mạng 1 cao thủ Võ Đang.
Cho Mai Siêu Phong về đây quẩy ở đại hội Đồ Sư chắc các cao thủ khóc ra tiếng Mán.
Huyền thoại: Trương Tam Phong. Cao thủ: duy nhất 1 mình Kỵ.
Trải qua ko biết bao nhiêu năm nữa, là đến thời Tiếu Ngạo Giang Hồ. Lúc này nền chính trị tương đối ổn định, mà là diễn biến của các cuộc giao tranh đấu đá giữa 2 phe hắc đạo bạch đạo, đấu đá giữa các môn phái với nhau nhiều hơn. 2 bí kíp chí cao vô thượng là DCK và ĐCCK tái xuất trên đời. Võ học thời Tiếu ngạo có phần nổi trội hơn thời Ỷ thiên, song chưa thể bằng thời Xạ điêu, Thần điêu, càng thua xa thời Thiên Long.
Huyền thoại: ko có.
Song có 2 cao thủ Phong Thanh Dương và Đông Phương Bất Bại lại mạnh hơn bất kì cao thủ nào trong các thời trên.
Nhật nguyệt thần giáo suy tàn. Ngũ nhạc kiếm phái tan nát. Võ học lại be bét tiếp. Hiệp khách hành là cái thời kỳ cùi bắp nhất, chả đáng nhắc đến.
Mãi vài trăm năm sau, từ triều đại nhà Minh sụp đổ, Thanh triều lên ngôi. Mở đầu ra thời kỳ Khang - Càn thịnh thế, võ học cũng được thịnh thế theo. Dịch cân kinh chí cao vô thượng được các thần tăng Thiếu Lâm dùng như lợn con. Rồi các cao thủ siêu phàm có thể kể đến như: Cửu Nạn thần ni, Thần long giáo chủ, Thần quyền vô địch, Hà Thiết Thủ... Đặc biệt, có 1 nhân vật kỳ tài thông minh đệ nhất xuất hiện, đó chính là Hối Minh thần tăng võ công, ngộ tính, đức độ tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả.
Có thể nói, lại 1 lần nữa, võ học được đấng Hối Minh vực dậy như hoa được trùng sinh đua nở cực thịnh lần cuối trước khi vụt tắt ở thời Càn Long có TrầnGia Lạc bị thịt xấu trai vô dụng...
Thế mới biết, câu võ học đời sau ko bằng đời trước tuy rằng ko phải tuyệt đối, nhưng nó gần đúng ở đa phần các thời.
Tóm tắt:
Lộc đỉnh ký > Thiên Long > Thần điêu > Xạ điêu > Tiếu ngạo > Ỷ thiên > các phần còn lại
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
niết dục Đại Hiền Triết
4 năm trước
uẩn thể Táng Địa
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
uẩn thể Táng Địa
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
hoa cái Đại Hiền Triết
4 năm trước
Sơ Lược Một Số Nhân Vật Quan Trọng Xuất Hiện Trong Tiểu Thuyết Thánh Vương
THIÊN LONG LUẬN TỘI: Hư Trúc — Sư Hổ Mang
Đề cử bảng xếp hạng 10 quyển truyện ngôn tình hay nhất thời kỳ cổ đại
Chín Đại Sáo Lộ Trong Tiểu Thuyết Huyền Huyễn, Ngươi Xem Qua Mấy Cái?
Đấu Phá Thương Khung: Xà Nhân Tộc
TOP 5 NỮ CHÍNH NGÔN TÌNH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT 2020
Nhã Phi (nhân vật nữ trong tiểu thuyết Đấu Phá Thương Khung)
Review Người Chơi Hung Mãnh, một luồng gió mới của thể loại Võng Du
Tổng hợp các nhiệm vụ trong Ta Có Một Tòa Kinh Khủng Phòng
Long Sinh Cửu Phẩm: Giới thiệu vài con rồng thường gặp trong truyện tiên hiệp!
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.