Tiên Hiệp có từ bao giờ?

Ngũ Điểm Văn | | 8636

Tin tức Thông tin

Có ai từng thắc mắc, Tiên Hiệp có từ bao giờ?


    Vâng, bài viết hôm nay nói về chủ đề này. Nói trước là rất dài

    Đầu tiên, đừng lầm tưởng nó bắt nguồn từ Tru Tiên. Tru Tiên chỉ là một làn gió mạnh ( cực mạnh ) thổi bay và làm nổi lên phần dưới của tảng băng trôi lâu ngày thôi, còn nguồn gốc của tảng băng này ư?

    Ta sẽ cố sơ lược và định nghĩa về văn hóa "TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP TU TIÊN" (gọi tắt là tiên hiệp)... do mỗi lần đi cãi nhau về thể loại phim đến là mệt mỏi...

    Tiên hiệp so với võ hiệp truyền thống có thêm chi tiết hư ảo như có như không. Trong tác phẩm tiên hiệp thường xuất hiện thần, tiên, người, yêu, ma, minh (quỷ), lấy quá trình trưởng thành của nhân vật chính làm cốt lõi, thường sẽ có được các loại pháp bảo, tiên khí.

    Tiểu thuyết tiên hiệp tương đối thịnh ở thời Đường và Thanh, phát triển mạnh thời Dân quốc, tiên hiệp cổ điển cận đại lấy “Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện” làm tác phẩm tiêu biểu. Tiên hiệp cổ điển thời nay lấy “Sơn Hải Kinh”, “Hoài Nam Tử”, “Thiên Tự Văn”, “Liêu Trai Chí Dị” làm tư liệu.

    Theo sự phát triển của ngành giải trí, tiểu thuyết tiên hiệp được chuyển thể thành phim điện ảnh, phim truyền hình, phim hoạt hình, game các loại, đều có cội nguồn từ văn học, dần dần tạo nên văn hóa tiên hiệp đặc sắc.

1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT

    Tiên hiệp có thể nói bắt nguồn từ võ hiệp, sớm phát triển từ thời Dân quốc, võ hiệp vốn chân thực mà Hoàn Châu Lâu Chủ (tác giả của “Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện”) là người tiên phong hư ảo hóa võ hiệp, nửa hư nửa thực, từ đó mở ra thời kỳ bách gia tranh minh dòng tiên hiệp.

    Nhưng sau đó Tiên hiệp tạm ngưng phát triển một thời gian do sắc thái thần thoại mang tính then chốt chưa được các tác giả tiên hiệp nghiên cứu thấu đáo. Cùng lúc đó, văn hóa võ hiệp đi vào thời kỳ cuối, Tiêu Dật với “Kiếm Hiệp Truyền Kỳ”, Mặc Dương Tử với “Tiên Phàm Kiếp”, Hoàng Dịch với “Phá Toái Hư Không”, phong cách càng ngày càng “tiên hiệp hóa”, đây đều là những sáng tác mang tính thử nghiệm, và không được các tác giả võ hiệp khác coi trọng, do đó “tiên” và “hiệp” ngày càng tách rời.

    Các tác phẩm “hiệp” phát triển tư tưởng nghĩa hiệp lên “vì dân vì nước”, trong khi tư tưởng của các tác phẩm “tiên” còn rất mơ hồ, hai cực phân hóa càng thêm rõ rệt.
    Người tu hành, hiệp đạo chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, thấy việc ác nhỏ mà làm. Võ hiệp dần dần từ nghĩa hẹp phát triển thành rộng, tiên hiệp cũng như vậy, vượt qua bình cảnh, đem trở ngại thành bàn đạp mà phát triển. “Tiên” không chỉ là tu tiên, mà còn là tư tưởng xuất thế, tu thuật, tu đức, tu đạo, cốt lõi là “chúng sinh tuy nhỏ nhưng cảm ngộ đại đạo, rộng rãi phổ độ chúng sinh”.
“Ta ngu dại, bàn chuyện xưa của tổ tiên, không thấy sai sót”, trong quá trình dung nhập tinh hoa tư tưởng của các tiền bối, đạo học xuất thế thành tiên và hiệp nghĩa võ học nhập thế song hành với nhau, lấy huyền học “Thái Cực chi đạo” làm cơ sở, dung hòa với nhau thành nền móng của tư tưởng văn học tiên hiệp.

(Tiên hiệp = đạo học xuất thế + hiệp nghĩa nhập thế)

2. TIÊN HIỆP THỜI KỲ TRƯỚC

    Tiên hiệp thần thoại là truyền miệng trong dân gian, thể hiện sự sùng bái đối với những hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng văn hóa, điển tích cố sự không giải thích được, thuộc văn học dân gian, có tính triết học, nghệ thuật cao; là văn nhân mặc khách cùng nghệ nhân dân gian sáng tác, hoặc người xưa trong quá trình thăm dò thiên nhiên kết hợp với trí tưởng tượng mà sáng tạo ra.

- Các tác phẩm được sưu tập từ nhiều tư liệu (tác phẩm dân gian):
Chiến Quốc: Sơn Hải Kinh
Tây Hán: Thần Dị Kinh, Hoài Nam Tử
Tống: Thái Bình Quảng Ký
Thanh: Đường Nhân Thuyết Hội
Dân Quốc: Đường Tống Truyền Kỳ Tập

- Các tác phẩm là tiểu thuyết:
Tây Hán: Liệt Tiên Truyện, Thập Châu Ký
Đông Tấn: Thiên Tiên Phối, Sưu Thần ký, Chí Quái
Tùy: Cổ Kính Ký
Đường: Dị Văn Tập, Ly Hồn Ký, Bố Giang Tổng Bạch Viên Truyện, Lương Tứ Công Ký, Minh Báo Ký, Chẩm Trung Ký, Định Mệnh Lục, Huyền Quái Lục
Tống: Thanh Tỏa Cao Nghị, Văn Uyển Hoa Anh, Quái Dị Chí
Minh: Tây Du ký, Tế Công Toàn Truyện, Phong Thần Diễn Nghĩa
Thanh: Bạch Xà Truyện, Bát Tiên Đắc Đạo Kí, Bảo liên Đăng, Liêu Trai Chí Dị, Kính Hoa Duyên, Tử Bất Ngữ, Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký

3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊN HIỆP

- Cận đại

    Cơ sở ban đầu của trường phái tiên hiệp chính thống (truyền thống) là tại thời dân quốc, là dung hợp từ tác phẩm “tiên” và tác phẩm “hiệp”, có sắc thái thần thoại và tinh thần hiệp nghĩa.
Rõ ràng nhất là “Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện” của Hoàn Châu Lâu Chủ, nửa đầu tác phẩm thuộc về võ hiệp truyền thống, nửa sau lại mang sắc thái thần thoại, trong nhóm võ hiệp thì nó là “cổ tiên võ hiệp”, trong nhóm tiên hiệp nó lại thuộc “tiên hiệp cổ điển”. Từng có một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này

    NHƯNG, có chút tiếc nuối, bởi vì đây là “bước đi thăm dò” của tiên hiệp, Hoàn Châu Lâu Chủ chưa thể chân chính dung hợp “tiên” và “hiệp” vào với nhau, một nửa “tiên” và một nửa “hiệp”, tác phẩm lắt léo, quá mức rườm rà, bất lợi cho việc phổ biến đại chúng, nhưng lại là cống hiến đáng giá cho trường phái “tiên hiệp”.

- Đương đại

    Trường phái tiên hiệp chính thống ra đời, chân chính dung hợp “tiên” và “hiệp”.

    “Hiệp” là nhập thế, “tiên” là “xuất thế”, Đạo giáo âm dương vô tình đại đạo (Vô tình ở đây ý chỉ không ngừng tìm kiếm thức tỉnh cơ thể, đạt lấy tinh thần thành tiên, không phải là không có tình cảm) cùng võ hiệp giang hồ hữu tình của chúng sinh, vừa mâu thuẫn vừa tuần hoàn, tượng chưng cho “Thái Cực âm dương đồ"

    "Rõ ràng nhất là “Linh Tiên Hiệp Thế Truyện” của Thiên Hưng Ngôn, dung hợp tư tưởng huyền học, đạo học, võ học; sáng tạo ra một thủ pháp mới không chỉ là hiệp nghĩa.

4. TIÊN HIỆP TIÊU BIỂU

- Cận đại:
    “Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện” của Hoàn Châu Lâu Chủ (Đã chuyển thể thành phim, bản đầu tiên do Ngô Kỳ Long diễn chính, 2 bản sau là Thục Sơn Chiến Kỷ

    Kiếm Hiệp Truyền Kỳ do Trần Vĩ Đình diễn chính; Thục Sơn Chiến Kỷ - Đạp Hành Hỏa Ca do Trần Triết Viễn diễn chính
| Lưu ý: không phải remake, chuyển thể từ các phần khác nhau của tiểu thuyết)

- Đương đại: “Linh tiên hiệp thế truyện” và “Linh tiên duyên tình ký” của Thiên Hưng Ngôn

5. CÁC TRƯỜNG PHÁI TIÊN HIỆP

- Tiên hiệp cổ điển: Trường phái truyền thống chính thống, lưu truyền phổ biến nhất, tham khảo từ cổ đại, bắt nguồn từ cổ đại, muốn sáng tác phải đọc một lượng lớn thần thoại cổ, tham khảo cổ thư, khó sáng tác, thường kèm theo yếu tố thần thoại, cho nên còn gọi là Tiên hiệp thần thoại; chuyển thể thành phim được hoan nghênh nhất, nhưng ngày nay nhiều tác giả không muốn mất thời gian và tinh lực nghiên cứu thần thoại và tham khảo sách cổ; thêm nữa, hiện nay thịnh hành huyền huyễn và tu chân, nên tác phẩm trường phái tiên hiệp cổ điển ngày càng ít.
Tiêu biểu: Thục Sơn kiếm hiệp truyện, Linh tiên hiệp thế truyền
    “Đây là thể loại mượn một chút thần thoại cổ để kể một câu chuyện khác, nhưng cuối cùng vẫn quy về thần thoại cổ, như Hiên Viên Kiếm Thiên Chi Ngân hay Cổ Kiếm Kỳ Đàm, tối thượng là các nhân vật thần tiên thượng cổ xuất hiện trong thần thoại dân gian như Thiên đế, Nữ oa, Chúc Dung, Viêm Đế ( Viêm Đế này đúng như tên - vua của lửa, chứ không phải thằng trẩu tre nào đó bị từ hôn )...”

- Tiên hiệp huyền huyễn: Một trường phái rộng, nhiều yếu tố huyễn tưởng, chủ yếu do tác giả tự nghĩ ra, chỉ cần thỏa sức tưởng tượng và cốt chuyện hợp lý là được, dễ viết nhất. (Chỉ cần cho một cái lý do hợp lý thì việc con gà mọc sừng đi lên vũ trụ mỗ vài phát vào chim của người ngoài hành tinh hoàn toàn có thể hiểu được

    “Kiểu huyền huyễn thỏa sức tưởng tượng như thế này thường thấy ở thể loại Ngôn tình như Tam Sinh Tam Thế hệ liệt, Bổn vương ở đây, Quỷ sai, Tình kiếp tam sinh, Hương mật trầm trầm tẫn như sương... ở đó tác giả sáng tạo toàn bộ thế giới, toàn bộ thần tiên, toàn bộ tên tuổi nguồn gốc vạn vật mà không lấy nguyên từ Thần thoại dân gian như thể loại kể trên.”

- Tiên hiệp tu chân: Là trường phái nhánh của trường phái hiệp nghĩa. Tu chân vốn là một phương thức tu thân dưỡng tính của Đạo gia, về sau được các tác giả tưởng tượng thêm nhiều công pháp, đan dược, luyện khí. Tác phẩm chất lượng cao thấp không đều, và được sáng tác tràn lan...từ những tràn lan này bắt nguồn cho sự thăng trầm của tác giả Việt ( 12 gà mái, sói liệt dương, bla bla,....)

6. VĂN HÓA TIÊN HIỆP
    Tiên hiệp cùng Huyền, Đạo, Nho, Võ

    Như thế nào là tiên hiệp (đặc biệt là “tiên hiệp cổ điển” tức “tiên hiệp chính thống”)? Tiên hiệp và tiểu thuyết thần thoại thông thường có gì khác biệt? Tiểu thuyết thần thoại không phải cũng mang ý nghĩa cứu vớt thương sinh hay sao? Vì sao tiên hiệp có thể là thần thoại nhưng thần thoại không thể là tiên hiệp?

*Trích dẫn
    Đạo học bao hàm: Âm Dương, Toàn Chân, Tu Chân; lấy học thuyết âm dương trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử làm chủ đạo, tức “Đạo lấy đạo âm dương, một âm một dương gọi là Đạo”. Đây cũng là nguyên nhân vật tổ (Tô - tem) của Đạo giáo là âm dương.
Tiên hiệp coi trọng nhất là “Tu thân dưỡng tính, tu đạo thành tiên” của Đạo giáo. Tiên hiệp tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, xung đột với Phật giáo ngoại lai; điểm này khác với Võ hiệp coi trọng Phật giáo. Nhưng trong Tiên hiệp có văn hóa Võ học cho nên bao hàm cả Võ hiệp, do đó thế giới quan của Tiên hiệp càng rộng lớn hơn.

    Tác phẩm thần thoại mặc dù cũng mang ý nghĩa cứu vớt thương sinh, nhưng nhân vật trong tác phẩm thần thoại thường cứu vớt Đại thế giới hoặc Tiểu thế giới.

    Ví dụ như Đại thế giới Hậu Nghệ bắn Mặt Trời, Tiểu thế giới Trầm Hương cứu mẹ, quá đơn nhất, không thể hiện “hiệp” khí trừ bạo an dân, trừng phạt cái ác, trảm yêu trừ ma.

    “Hiệp” trong Võ hiệp có nguồn gốc sâu xa từ Mặc gia “Vì thiên hạ là nhiệm vụ của mình”; còn Tiên hiệp là truyền đạt tinh thần “Năng lực càng lớn, trách nhiệm càng lớn”. Lý luận chung của các phái Đạo giáo đều cho rằng “Thiên hạ xưa nay không có xác thân bất tử, chỉ có pháp thân vĩnh hằng”, coi trọng sự cân bằng, tức “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật giảm ba, ba giảm hai, hai giảm một, một giảm Đạo”.

    (“Mặc gia là một trong Bách gia chư tử đồng thời đứng đầu Bách gia chư tử, chuyên về cơ quan thuật, phát triển cùng thời với Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, trở thành một trong 4 trường phát triết học lớn thời Xuân Thu Chiến Quốc. Xem Tần Thời Minh Nguyệt để thấy cái vi diệu của triết học thời kỳ này.”)

    “Hiệp” chính là nhập thế, “tiên” lại là xuất thế, cho nên “tiên” và “hiệp” mâu thuẫn nhưng sức hấp dẫn lớn nhất của Tiên hiệp cũng đến từ chính mâu thuẫn này; mâu thuẫn giữa “Vô tình đại đạo” và “Hữu tình chúng sinh” an bài xảo diệu như thế nào, đó chính là ý nghĩa của tác phẩm Tiên hiệp.
    Tiên hiệp là một thế giới rộng lớn mang khí thế tưởng tượng đột phá, có Đạo thuật tu pháp, có Âm dương ngũ hành, có Bát quái cửu cung, có Hà lạc tinh tượng.

7. LỤC GIỚI TIÊN HIỆP
( Số thứ tự không thể hiện sức mạnh )

1. Thần giới
    Người viễn cổ tin rằng trời đất có 36 tầng. Đất có 9 tầng, trời có 27 tầng, thần tổng quản là Thiên Đế, Thiên Đế cùng các thần khác đều làm việc trên trời cao. Thiên Đế ở Linh Tiêu Bảo Điện (tên khác: Thiên cung, Thiên đình) ở tầng cao nhất.
    Vào thời viễn cổ, con người không hiểu biết nhiều về thiên nhiên, tin tưởng vạn vật đều có linh tính, tất cả vật tự nhiên và hiện tượng tự nhiên đều có thần linh cai quản. Họ sùng bái trời, cũng e sợ trời, xem tất cả hiện tượng tự nhiên là thần tiên nổi giận. Họ cho rằng núi có Sơn thần, đất có Thổ địa, Sông có Hà thần, hiện tượng tự nhiên dù là nhỏ nhất đều có thần, trong bếp nấu từng nhà cũng có Táo Quân bảo vệ.
    Phàm nhân muốn nhập Thần giới cần đến Tăng Thành, qua 9 tầng tháp Hoa sen của Tăng Thành.

2. Tiên giới
    Vốn là thế giới do Đạo giáo sinh ra, khởi nguồn từ “Sơn hải kinh”, “Tây sơn kinh”, “Hải nội tây kinh”, “Đại hoang tây kinh”; là nơi sống và làm việc của Thiên Đế tại Nhân giới, có các thần ở đó, có tất cả vạn vật, phạm vi 800 dặm, cao 7 vạn thước, mỗi mặt có 9 cửa, cửu có Khai Minh thú bảo vệ, dưới có vực Nhược Thủy, ngoài có núi Viêm Hỏa, hào quang tỏa ra 4 phía; có tiên nhân, vườn hoa tinh mỹ, kỳ hoa dị mộc, trân cầm tường thú.

    Tiên giới hàm nghĩa chính là tuy ở hạ giới nhưng không bị Thần giới quản thúc. Người học Đạo viên mãn có thể trèo lên núi Côn Luân, xông qua núi Côn Luân, vượt qua thú bảo vệ, tới cử Côn Luân vào tiên cảnh.

3. Nhân giới
    Trong thần thoại viễn cổ chỉ có Thần giới và Ma giới, giữa Thần giới và Ma giới là một vùng hỗn độn, đi lại giữa hai giới vô cùng khó khăn. Mỗi một vị Thần Đế viễn cổ nào đó muốn kế nhiệm phải thể hiện được chính nghĩa của việc tu hành, vì thế liền muốn tiến đánh Ma giới, hạ lệnh chẻ đôi thế giới hỗn độn. Nhưng chúng thần đều bất lực, cuối cùng Bàn Cổ Đại Thần sinh ra từ Hỗn Độn Thanh Liên tìm được Khai Thiên Phủ, hi sinh chính mình mới xẻ được thế giới này. Trong lúc thế giới này xuất hiện, Thần Đế bị sông núi hoa cỏ của nó hấp dẫn, quên mất mâu thuẫn với Ma giới, vì thế phái Toại Nhân thị, Hoa Tư thị và con gái của họ là Nữ Oa cùng con trai Phục Hi đến thế giới này sinh sôi hậu duệ. Về sau họ phát hiện, hậu duệ của họ không có thần lực, tuổi thọ cũng ngắn, Thần Đế liền gọi chúng là người, thế giới này do vậy cũng gọi là Nhân giới.

    Nhân giới là nguồn gốc của các giới, dù địa vị thấp nhưng thực lực cường đại nhất ở chỗ vạn vật tự có tình, có thể tìm đột phá của bản thân, tự cảm ngộ, tiên có thể phản đạo thành ma, ma có thể tu đạo thành tiên, tu thuật thành thần. Hoa cỏ cây cối, chim bay thú chạy đều có thể tu thành Yêu.

4. Yêu giới
    Hoa cỏ cây cối, chim bay thú chạy đều có thể hấp thu linh khí trời đất, tinh hoa nhật nguyệt mà tu luyện thành Yêu. Yêu sùng bái người, vì thế thường hóa thân thành người, nhưng phần lớn Yêu không chịu được dụ hoặc của kẻ tu Ma mà đọa lạc gây nguy hại nhân gian.
    Yêu bắt chước Đạo gia, tu tập không có hạn lượng, đình trệ, lại giữ quan niệm và tập tính ỷ mạnh hiếp yếu của tiền thân là các loại thú. Sau khi tu viên mãn, có thể đến núi Vô Lượng, qua thú bảo vệ, vào cửa Vô Lượng tiến đến Mật Cảnh.

5. Ma giới
    Ma giới là mặt âm của thế giới (Thần giới là mặt dương), tương phản với Thần giới. Tu tập ở Ma giới chia làm 2 phái: 1 phái coi trọng tự do, muốn làm gì thì làm, lấy võ làm trời, dùng võ trị người; 1 phái chủ trương tu luyện ôn hòa, vô dục vô cầu, đồng sinh cộng tử. Nhóm thứ nhất bất mãn với quản thúc của Thần giới, dần dần thoát ly Thần giới.

6. Minh giới
    Còn gọi là Quỷ giới, là nơi vạn vật luân hồi, vừa là điểm kết thúc vừa là điểm xuất phát, có 5 đạo luân hồi (khác với 6 đạo luân hồi của Phật giáo). Theo “Vân cấp thất thiêm” (tức “Thái thượng lão quân hư vô tự nhiên bản khởi kinh”), Đạo giáo cho rằng khi còn sống tu tính giữ đạo, thanh tĩnh không ham muốn, nếu không sẽ trầm mê trong dục vọng, rối loạn căn nguyên, không thể quay về. Cùng đạo đồng thể, thần dễ nhập ngũ đạo. Đến Quỷ Môn Quan, qua cầu Nại Hà, trả lại tội nghiệt khi còn sống, khen thưởng người có công, quên đi 6 lần qua cầu chuyển thế trước.

    Đó là tóm tắt, sơ lược, định nghĩa, cũng như khái quát về tiên hiệp và các khái niệm xung quanh. Nếu ai muốn bắt đầu một thể loại, có thể bỏ ra một ít thời gian mà đọc bài viết này, nó bắt nguồn từ chính bài viết của ta 2 năm trước, khi làm adm của 1 page phim cổ trang, do tức cảnh các fan tranh cãi về tiên - võ - kiếm hiệp mà drama cháy khói, ta tức cảnh sinh ngu nên rảnh háng ngồi viết cái này, giờ thêm vào một số thông tin vừa thu thập.
    Mong các đạo hữu không thấy phiền hà và phê phán, ta chỉ nêu những gì ta biết. Đạo hữu nào am hiểu hơn mời bổ sung, ta rất vui lòng, thân ái và quyết thắng.

Kiếm Tông - Tiêu Hắc

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


  • 0
  • 0

Từ khóa: chưa cập nhật

Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

Bởi Vì Đam Mê

Bởi Vì Đam Mê

bán hành slcl < Trích : Bố Tiêu Dao Tử > ahihi

5 năm trước

Xích Tam Tiểu Tử

Xích Tam Tiểu Tử

Lúc trước mình cũng nhầm là từ Tru tiên mà ra, nhờ bài viết này mình có thêm kiến thức rồi, Cám ơn đạo hữu nhiều lắm. Chúc đạo hữu sớm ngày thành đạo.

5 năm trước

Dương Linh

Dương Linh

Đi ngang qua để lại 1 tia thần niệm

5 năm trước

Dương Linh

Dương Linh

Đi ngang qua để lại 1 tia thần niệm

5 năm trước

Thiên Đế

Thiên Đế

Để lại 1 tia Thái Duơng pháp tắc chờ người hữu duyên

5 năm trước

Lâm Phàm

Lâm Phàm

Để lại 1 tia thần niệm aaaaaaa

5 năm trước

D

D

Đi ngang qua và để lại 1 tia thần niệm

5 năm trước


TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok