Các bạn độc giả chắc không xa lạ với những cuốn tiểu thuyết trộm mộ hồi hộp, ly kỳ. Dường như các ngôi mộ cổ luôn có thứ gì đó thu hút, kỳ bí, khiến người ta muốn xông vào, đào bới ra những tháng ngày lịch sử và những món đồ cổ lạ lùng. Tuy nhiên, sự thịnh hành của những cuốn tiểu thuyết trộm mộ đó có thể khiến người ta tưởng rằng người Trung Quốc không có tín ngưỡng dân tộc, không có quy tắc đạo đức. Thế nhưng, người Trung Quốc có tín ngưỡng. Tín ngưỡng này chính là lịch sử. Từ Khổng Tử tới nay, lịch sử chính thống được ghi lại trong “Thượng Thư”, “Xuân Thu”, “Tả Truyền” rồi đến “Sử Ký” Tư Mã Thiên, hai mươi bốn bộ sách sử hơn 40 triệu chữ huy hoàng.
Có một cuốn tiểu thuyết ra đời với mong muốn bảo vệ chính là tín ngưỡng người Trung Quốc, đó chính là THÚ TRẤN MỘ.
REVIEW TRUYỆN THÚ TRẤN MỘ
Tác giả: Sái Tuấn (hoặc Thái Tuấn)
Thể loại: huyền ảo, trộm mộ, trinh thám
Đánh giá: 4/5
---------
Tóm tắt tình tiết tiểu thuyết “Thú Trấn Mộ”: Cuối thời Thanh đầu Dân quốc, Tần Bắc Dương – người cuối cùng trong tộc thợ mộ Hoàng gia của Trung Quốc – lưng đeo huyết hải thâm cừu, sở hữu kỹ thuật gia truyền tuyệt vời nhưng lại phải mai danh ẩn tích sau khi nhà Thanh diệt vong. Tần Bắc Dương sinh trong loạn thế, phải phiêu bạt không nơi nương tựa. Khi gặp thú trấn mộ Cửu Sắc, mối liên hệ của cậu với tiểu Hoàng tử thời Đường nghìn năm trước dần được hé lộ…
Thú trấn mộ là món đồ thường được chôn theo người chết trong các ngôi mộ cổ ở Trung Quốc nhằm xua đuổi ma quỷ, bảo vệ linh hồn người chết khỏi sự quấy nhiễu. Trong khảo cổ học, thú trấn mộ sớm nhất được tìm thấy trong mộ thời Chiến Quốc, lưu hành từ thời Ngụy Tấn đến Tùy Đường, sau đó dần mai một sau thời Ngũ Đại. Ban đầu, thú trấn mộ được làm từ gỗ và xương, hầu như không có vật liệu gốm; đến thời Tùy Đường, gốm sứ và gốm màu lại thành chất liệu chính. Hiếm khi có thú trấn mộ làm từ kim loại và đá. Tuy nhiên, các con thú trấn mộ xuất hiện trong truyện thì hoành tráng hơn, thường được làm từ đồng xanh và đá, với quy mô khá lớn và những sức mạnh đáng gờm.
Đầu tiên, phải nhắc đến rằng Thú Trấn Mộ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên chống trộm mộ của Trung Quốc, đi ngược hoàn toàn lại với trào lưu trước đó. Thứ hai, Thú Trấn Mộ là tác phẩm có đột phá với bối cảnh văn hóa lịch sử rộng lớn. Tiểu thuyết diễn ra trong thời kỳ Thanh mạt Dân sơ, xen kẽ các sự kiện Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, Liên minh tám nước xâm lược Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi, Trương Huân trở lại… và các tình tiết lịch sử cận đại hoành tráng khác của Trung Quốc, tái hiện một giai đoạn lịch sử vĩ đại. Bên cạnh đó, ngoài kỹ thuật chế tạo mộ, văn hóa lăng mộ, truyện kết hợp cả huyền học, khảo cổ học, nghệ thuật…, hấp dẫn người đọc. Tình tiết càng lúc càng tăng tiến, khiến người ta không thể ngừng lại. Càng đọc, độc giả sẽ càng phải khâm phục nhóm dịch vì đã cố gắng làm việc hết công suất để truyền tải nội dung đúng nhất đến độc giả, kể cả các văn bia cổ đại cũng được dịch hết sức dễ hiểu.
Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết này còn mang màu sắc trinh thám với án diệt môn xuất hiện từ đầu tác phẩm. Từ đầu đến cuối, xuyên suốt các phần là hình ảnh ba tên thích khách giết cha mẹ nuôi của nhân vật chính Tần Bắc Dương. May mắn là ở phần đầu của quyển hai, Thái Tuấn đã bắt đầu nói rõ lai lịch của ba tên thích khách này. Trong quyển 1, ngoài câu đố lớn này ra vẫn còn vô số những hố nhỏ, ví dụ thân phận A Hải, thân phận và quá khứ từng trải của A U, mục đích ám sát của ba tên thích khách v.v, toàn bộ đều là câu đố bên trong câu đố, sương mù trong sương mù, khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu, tò mò muốn đọc tiếp.
Xuyên suốt tác phẩn, độc giả có thể nhận thấy một số tình tiết đan xen tưởng giống mà lại không giống của một vài cuốn tiểu thuyết, phim ảnh, danh tác. Bạn có thể nhận ra tác phẩm văn học như “Bóng dáng sau lưng” của Chu Tự Thanh, “AQ chính truyện”, “Thuốc”... Phim truyền hình, điện ảnh đan xen có “Forrest Gump”, “Hoắc Nguyên Giáp”, “Tinh Võ Môn”, “Diệp Vấn”. Tiểu thuyết đan xen có “Tám mươi ngày vòng quanh thế giới”, “Thiên long bát bộ”, “Anh hùng xạ điêu”, “Series Thần thám Galileo”. Tác phẩm nổi tiếng đan xen có “Kinh thánh Tân Ước”, “Mặc Tử” v.v. Từ đây có thể thấy nội dung liên quan vô cùng rộng, không thể không phục, mặc dù đôi lúc tác giả tham tình tiết quá, dẫn đến truyện hơi ôm đồm, cứng nhắc.
Nói tóm lại thì đây là một cuốn tiểu thuyết vừa có yếu tố trinh thám, kỳ bí, phiêu lưu, viễn tưởng và cả một chút tình cảm, hiểu lầm đan xen khiến câu chuyện trở nên thi vị.
------------------------
Waka
Viết xuống "Thú Trấn Mộ hay không? Quyển tiểu thuyết trộm mộ này giảng cố sự gì?" không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a...
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
Bằng hữu tới nói 2 câu đi...
Già Thiên các thời đại người chứng đạo đại tập hợp
Họa Giang Hồ Chi Bất Lương Nhân: Đa Văn Thiên
Hồn Đế Võ Thần: Hệ Thống Tu Luyện
Đấu Phá Thương Khung: Tiêu Viêm luyện đan chơi
Đấu La Đại Lục V - Trùng Sinh Đường Tam: Tinh Tinh
Ngộ đạo cùng tu đạo, cuối cùng cái nào trọng yếu hơn?
Vạn Cổ Thần Đế: Không Ấn Tuyết
Mười Quyển Tiểu Thuyết Võ Hiệp Được Vinh Dự Thần Tác Gồm Những Quyển Nào?
Cơ Xiên: Báo cáo chính phủ, ta chưa từng viết hậu cung văn
NHỮNG TÌNH TIẾT NGU NGỐC NHẤT TRONG TIỂU THUYẾT MÀ BẠN TỪNG ĐỌC
Đặc điểm của văn học mạng là cái gì?
Review tiểu thuyết Thiệu Tống - Lưu Đạn Phạ Thủy
Review truyện Đại Tùy Quốc Sư: Thượng phạt hôn quân, diệt quỷ quái
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.