Thế giới động vật trong Kim Dung vốn rất đặc biệt, qua trí tưởng tượng của tác giả đã vẽ ra nhiều con thú kỳ dị mà thế giới động vật không hề có.
— Ông Bạch: con vượn trắng biết đánh kiếm.
— Thiểm điện điêu: Hình dáng giống một con chồn nhỏ, lông xám, chạy nhanh như gió, có nọc độc.
— Mãng cổ chu cáp: Miêu tả là một con nhái nhỏ xíu, dài tầm hai tấc, toàn thân đỏ như máu, kêu vang như bò rống, biết phun hơi độc.
— Băng tằm: Là 1 con tằm đến từ núi Côn Luân, toàn thân trắng như ngọc ẩn hiện sắc xanh, lớn gấp đôi con tằm bình thường, dài bằng con giun, toả ra hàn khí lạnh buốt người . Con tằm đi đến đâu cây cỏ đang xanh cũng khô héo úa vàng như cỏ cháy . Để con tằm trong hũ giữa đại điện toã khí lạnh run người, nước trà cũng đóng thành băng.
— Hãn huyết bảo mã: Giống ngựa quý nước Đại Uyển ,toàn thân đỏ hồng như lửa, ngày đi ngàn dặm, đổ mồ hôi đỏ như máu.
— Bạch điêu: toàn thân trắng như con cò, thân hình to lớn gấp rưỡi chim điêu thường, hai cánh giang ra dài hơn một trượng, lông cứng như sắt, vồ mồi có thể quắp cả con ngựa nhỏ hay dê lớn lên không.
— Kim oa oa: Không phải cá cũng không phải rắn, toàn thân màu vàng, kêu oa oa như trẻ con khóc.
— Thần điêu: Thân hình cực lớn, cao hơn cả người, lông thưa, mỏ khoằm mào đỏ, không biết bay, sải bước đi lại khí thế rất oai vũ . " Giống quái điểu Thần điêu không có trong thế giới hiện thực — Kim Dung said ".
— Rắn bồ tư khúc: trên mình có kim quang lấp lánh, đầu rắn có mào hình thù quái dị, lướt đi như gió . Mật rắn nuốt vào có tác dụng tăng công lực.
— Kim Ngân huyết xà: con đực toàn thân đỏ như máu, dài chừng tám tấc có bốn chân, đầu có mào vàng . Con cái hình dạng tương tự thân ngắn hơn, mào màu trắng bạc . Biết hút chất độc trong cơ thể người, động vật, thực vật ...làm dinh dưỡng .
— Bạch hầu: bị nhét kinh vào bụng rồi khâu lại, cơ bụng lồi ra đã thối rữa từ lâu, sau hơn 90 năm vẫn sống tốt, sức sống cực mãnh liệt.
—Quái xà: nọc độc của loài rắn này khiến máu tươi dính vào cũng thành chất độc, nhờ đó mà Âu Dương Phong hủy diệt hết cá mập cả một vùng biển.
— Chu tinh băng thiềm: đôi thiềm thừ đã chết, toàn thân trắng như tuyết, biết hút chất độc chữa bệnh . Ai nội thương ngoại thượng nặng mấy uống băng thiềm vào là khỏi.
— Hổ bị Quá ném ở Vạn thú sơn trang: hổ nặng vài chục cân.
=> tả về con hổ của Vạn thú sơn trang, cụ có mang thanh Trọng kiếm nặng bảy tám chục cân với con hổ vài chục cân ra cho thấy cân nặng giữa thanh kiếm với con hổ không chênh lệch nhau mấy.
— Ngao Tây tạng và Phốc sóc cùng là chó nhưng có ai nói nó to bằng nhau đâu, vậy nên đừng nói Hổ nào cũng là Hổ.
-----------------------------
Judas Pham - Hội Quán Kiếm Hiệp
Viết xuống "Thế giới động vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung" không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a...
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
Bằng hữu tới nói 2 câu đi...
Tiểu Sư Đệ Muốn Nghịch Thiên: Quyển sách này thế nào?
Phân tích chiến lực: Cơ cấu chiến lực của đê võ thế giới
Quỷ Bí Chi Chủ: làm sao đánh giá tác phẩm đây, ưu nhược điểm là gì?
Cửu Âm Chân Kinh: Hình Thiên Thành nội công 4 Quy Nhất Khí Công
Bách Luyện Thành Thần: Hoa Thiên Mệnh
Nhất niệm vĩnh hằng: Công Tôn Uyển Nhi
Luyện Sai Thần Công, Tai Hoạ Giang Hồ: Đánh Giá Của Bạn Đọc
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.