Phân tích về Phượng Hoàng và Chu Tước

Ngũ Điểm Văn | | 58376

Tin tức Thông tin

    Long Tổ, Phượng Tổ và Lân Tổ là Những sinh linh do Tứ chí Bàn Cổ sinh ra, trào đời đã mang sức mạnh lớn, khả năng tiến giai hay ngộ tính rất cao vì thừa hưởng Bàn Cổ chính tông.
    Long sinh cửu tử là: Bá Hạ, Li vẫn, Bồ Lao, Toan Nghê, Trào Phong, Thao Thiết, Nhai Xế, Tiêu Đồ, Tù Ngưu.
    Phượng dục cửu sồ là: Khổng Tước, Đại Bằng, Thanh Loan, Hồng Hộc, Bách Minh, Uyên Sồ, Điêu Phong, Xích Phượng, Nhạc Trạc.
    Mà Kỳ Lân nhất tộc thì lại càng có muôn màu muôn vẻ, con cháu đầy đàn.
    Lại nói trong Thiên Địa các loài lân giáp dùng Tổ Long vi tổ, tẩu thú dùng Kỳ Lân vi tôn, loài chim bay dùng Phượng Hoàng vi Vương. Có thể nó Long, Phượng, Lân có thể coi là cực hạn của Thú trong Thiên Địa. Cũng vì lí do này mà sau có những câu chuyện "cá chép hóa rồng", "chim sẻ hóa phượng hoang", "ngựa hóa kỳ lân" hay "rắn hóa rồng". Đấy chính là quá trình tiến hóa huyết mạnh để dần đạt mức cao nhất, có được Bàn Cổ chân huyết.
Phân tích về Phượng Hoàng và Chu Tước
    Tứ Tượng hay Tứ Thánh Thú là một khái niệm hình tượng bộ bốn chòm sao trong Thiên văn cổ. Tứ Tượng gồm:
— Thanh Long phương Đông: Mộc
— Bạch Hổ phương Tây: Kim
— Chu Tước phương Nam: Hỏa
— Huyền Vũ phương Bắc: Thủy

    Tứ Tượng đại diện cho Tứ Phương. Và điều đầu tiên khi nghiên cứu về Tứ Tượng cần khẳng định Tứ Tượng không phải Thú.
    Khác với Kim Ô, Long, Phượng......vì chúng không phải là Thú, không sinh sản, không thành tộc đàn hay có hậu đại. Tứ Tượng là duy nhất!
    Thế Tứ Tượng là gì? Chúng là kẻ cai quản Tứ Phương úng với Tứ Phương là bốn hành Mộc-Thủy-Kim-Hỏa. Khi Bàn Cổ khai thiên, địa thủy phong hỏa ổn định, ngũ hành xuất hiện và diễn hóa Thiên Địa thì khi này Tứ Tượng đã xuất hiện. Nhưng khác với Long Tổ, Phượng Tổ hay Lân Tổ sinh ra từ Tinh Huyết Bàn Cổ thì Tứ Tượng sinh ra từ Ngũ Hành Chi Khí hiển hóa dưới hình tượng Thú, vậy nên chúng có thời gian Khai mở linh trí chậm hơn.
    Vậy nhưng dù có Khai linh trí sau nhưng chúng là đại diện của Ngũ Hành chi khí chứ không phải là một con thú bằng xương bằng thịt. Sinh mệnh và quyền năng của chúng gắn với Thiên Địa và Bốn mùa. Trừ khi kẻ nào đủ mạnh như Bàn Cổ có thể lần nữa Hủy diệt Thiên Địa thì mới có thể đánh thắng và giết chết Tứ Tượng.
    Nhưng, mạnh là thế nhưng bản chất, Tứ Tượng là tập hợp linh khí Ngũ Hành, vậy nên chúng sẽ chỉ làm theo quy luật của Thiên Địa như xoay chuyển Bốn mùa chứ không hề sinh ra cái tham vọng hay tính cá nhân cao như các loài Thú khác. Vậy nên Tứ Tượng sẽ không bao giờ tự dưng đi đánh nhau cả, chúng chỉ chống trả khi bị uy hiếp, và sức mạnh chống trả sẽ không bao giờ quá lớn so với mối nguy hiểm.
    Vậy Chu Tước và Phượng Hoàng con nào mạnh hơn?
    Như đã nói, Phượng Hoàng rốt cục chỉ là sinh ra từ một chi của Bàn Cổ còn Chu Tước lại là Ngũ Hành chi khí Hóa linh là đại diện cho Hỏa trong Thiên Địa, ngoài ra ngũ hành có thể chuyển hóa vậy nên khi cần Chu Tước có thể đạt tới sức mạnh Thiên Địa. So sánh giữa Phượng Hoàng và Chu Tước hay bất kỳ Thần thú, Hung thú nào với Tứ Tượng mói rộng ra chính là so sánh giữa Sinh linh và Thiên Địa,
    Nếu cả tam tộc Lân, Long, Phượng hợp sức thì may ra mới có cơ Chiến thắng nhưng cũng chỉ là rất rất nhỏ vì Thiên Địa càng ngày càng hoàn thiện và vững chắc hay nói cách khác Tứ Tượng ngày càng mạnh và sự tăng tiến sức mạnh của 1 cá nhân so với cả Thiên Địa thì thực sự rất nhỏ bé.

Ký danh:Vô Tri Ẩn Sĩ

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


  • 0
  • 0

Từ khóa: chưa cập nhật

Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

hln109

phàm nhân hln109

PH là vua bách điểu nhưng Chu Tước ko phải sinh linh vì thế PH vua của ai chứ ko phải vua của Chu Tước.

7 tháng trước

Serena_Nguyen

phàm nhân Serena_Nguyen

Có câu nói: Phượng hoàng là vua của bách điểu mà, hơn nữa phim ảnh hay tiểu thuyết thì chu tước hay khổng tước đều ở phía dưới phượng hoàng cả. Nên thật sự không biết là con nào mạnh và cao quý hơn

một năm trước

nhàn vân dã hạc

thánh tôn nhàn vân dã hạc

xét chính xác về mặt bản chất phượng hoàng được hình thành trên tín ngưỡng nhân gian nên được lưu truyền rộng rãi hơn còn chu tước thì được hình thành trên các quan điểm về phong thủy thiên văn nên ít được truyền bá rộng rãi.. Nên để so sánh 2 khái niệm khác nhau này quả thật rất khó.Trong tác phẩm thì tùy theo cảm hứng của tác giả :))))

2 năm trước

Thập Thải Thiên Thần

uẩn thể Thập Thải Thiên Thần

Nhưng nhiều truyện chu tước vẫn có tộc đàn và yếu hơn phượng hoàng

3 năm trước

Hoàng Huỳnh

Hoàng Huỳnh

Cho tôi xin thông tin về Hồng Hộc ạ . Hình dáng Hồng Hộc ngày nay là loài chim nào vậy ạ

4 năm trước

Cho em xin thông tin về Hồng Hộc

Cho em xin thông tin về Hồng Hộc

Hình dáng Hồng Hộc ngày nay là loài nào ạ

4 năm trước

Hàm Phụng

Hàm Phụng

Chu Tước thánh minh thiêu bốn bể Thanh Long thần minh vọng cửu thiên

4 năm trước

Bởi Vì Đam Mê

Bởi Vì Đam Mê

bán hành slcl < Trích : Bố Tiêu Dao Tử > ahihi

5 năm trước

Người Quan Sát

Người Quan Sát

Ra là vậy, trước giờ luôn thắc mắc 2 con này khác nhau chỗ quái nào

5 năm trước

Hang

Hang

Ban Lanh tai nang nen su Nghiep. Nhu hoa Duc do Tu thanh cong

5 năm trước


TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok