Ta Mô Phỏng Trường Sinh Lộ, tiểu thuyết tiên hiệp kết hợp hệ thống cùng nhàn văn, được sáng tác bởi Phẫn Nộ Đích Ô Tặc được dân mạng đánh giá rất cao.
Tiên đạo sao mà khó!
Huống chi cái này bị một trận ôn dịch hoàn toàn thay đổi tu tiên giới!
Phàm nhân thân mang d·ịch b·ệnh, tiên nhân một khi tiếp xúc, nhẹ thì tu vi hạ xuống, nặng thì hoàn đạo vu thiên, sau đó tiên phàm vĩnh cách;
Tiên pháp không thể đồng tu, toàn bộ tu tiên giới trở thành một cái cự đại hắc ám sâm lâm;
. . .
Lý Phàm vượt qua mà đến, tuy có hùng tâm vạn trượng, lại chỉ có thể tại trần thế bên trong lăn lộn, phí thời gian cả đời.
May ra lâm chung thời điểm rốt cục thức tỉnh dị bảo, có thể hóa chân là giả, đem người chân thật sinh chuyển thành một giấc mộng đẹp, trở lại vừa vượt qua thời điểm!
Sau đó, Lý Phàm bắt đầu hắn từ từ trường sinh lộ!
Đời thứ hai, Lý Phàm cuối cùng năm mươi năm cuối cùng quyền khuynh thiên hạ, nhưng lại khắp nơi tìm thế gian mà không thấy tiên tung. Chỉ ở nhân sinh cuối cùng nhìn thấy tiên nhân dấu vết.
Đời thứ ba, Lý Phàm hết lòng hết sức, đủ kiểu m·ưu đ·ồ, lại cuối cùng bù không được tiên nhân một kiếm!
Đời thứ tư. . .
. . .
Ta, Lý Phàm, một kẻ phàm nhân, muôn đời không hối hận, nhưng cầu trường sinh!
Hệ thống tu luyện
Trong thế giới “Ta Mô Phỏng Trường Sinh Lộ” của tác giả Phẫn Nộ Đích Ô Tặc có hệ thống tu luyện chính là tu tiên chi đạo chia thành Luyện Khí, Trúc Cơ, Kim Đan, Nguyên Anh, Hóa Thần, Trường Sinh và Chân Tiên. Bên trong còn có sơ kì, trung kì, hậu kì, đỉnh phong.
Huyền Hoàng giới tu tiên đạo chia thành Cổ Pháp và Tân Pháp, Cổ Pháp tương tự các thể loại Tiên Hiệp Cổ Điển yêu cầu linh căn, ngộ tính các loại, chính là thuận thiên mà đi.
Ngược lại Tân Pháp do Truyền Pháp Thiên Tôn sáng lập là đạo tu tiên nghịch thiên, bỏ qua tư chất, cắn nuốt và hấp thụ thiên địa mà đi nhưng cũng vì vậy gây ra thù hận sâu sắc của thiên địa đối với tu sĩ.
- Luyện Khí: “Hút thiên địa chi linh, để ngự được khí.”
Người phàm trước tiên cần tịnh thể, tẩy rửa Tiên Phàm Chướng. Sau đó lại thông qua Ngũ Linh Cảm Khí Pháp sử dụng năm loại cảm xúc bẩm sinh của con người là tham lam, sợ hãi, tức giận, oán hận, ích kỷ để làm nhiên liệu bồi dưỡng ra “thiên địa chi căn” ở trong đan điền.
- Trúc Cơ: “Mượn thiên địa chi kì, để dựng đạo cơ.”
Để đột phá trúc cơ tu sĩ cần sử dụng Phệ Vật pháp hấp thụ thiên địa kì vật để dựng đạo cơ, thiên địa kì vật cũng có tác dụng quan trọng đối với tu hành của tu sĩ trong tương lai, công pháp càng phù hợp với thiên địa kì vật, tốc độ tu luyện càng nhanh.
Thiên địa chi căn cắm rễ ở trên thiên địa kì vật.
Lấy kì vật làm thổ nhưỡng, môi trường thích hợp, hấp thu pháp tắc nó ẩn chứa cuối cùng mọc ra quả là “Đạo cơ”.
Thiên địa kì vật chia thành ba loại lớn là Nhân Chi Kỳ, Địa Chi Kỳ, Thiên Chi Kỳ.
Nhân chi kỳ vật trúc cơ dễ nhất do là tu sĩ vẫn lạc biến thành, ẩn chứa lĩnh ngộ của tu sĩ đối với pháp tắc lúc sinh thời tương đương việc trong quá trình trúc cơ có một lão sư ân cần dạy dỗ, dốc lòng chỉ bảo.
Mà Địa chi kỳ và Thiên chi kỳ vật càng gần hơn với pháp tắc Đại Đạo tồn túy.
Ngoài ra còn tồn tại pháp môn xây dựng hai, ba đạo cơ.
- Kim Đan: “Dòm thiên địa chi pháp, để luyện kim đan.”
Nếu như nói Trúc Cơ là mượn nhờ cảm ngộ pháp tắc trong thiên địa kì vật xây thành đạo cơ thì Kim Đan lại là lĩnh ngộ pháp tắc ngưng tụ từ bản thân.
Ngưng tụ kim đan có thể sử dụng nhiều loại pháp tắc, càng nhiều độ khó càng cao, thấp nhất là kết đan bằng đơn pháp, thực lực có hạn.
- Nguyên Anh: “Đoạt thiên địa chi tinh, để thành nguyên anh.”
Để đột phá Nguyên Anh cần phải hấp thụ động thiên là thiên địa chi tinh.
Tu sĩ Nguyên Anh tân pháp không có nguyên anh nhưng có động thiên, động thiên bất diệt thì tu sĩ có thể không ngừng phục sinh cơ thể.
- Hóa Thần: “Rút thiên địa chi tủy, để có được thần.”
Hóa Thần cần phải quan sát và rút ra thiên địa tương sinh chi biến.
- Hợp Đạo: “Tế thiên địa chi phách, để thân hợp đạo.”
Thiên địa tồn tại thiên địa chi phách là bản thân pháp tắc hóa thành, sẽ theo thời thế mà sinh ra, xuất hiện trong khu vực nào đó để chấp hành kế hoạch của thiên địa.
Thiên địa chi phách cực kì nguy hiểm đối với tu sĩ nhưng cũng là cơ duyên to lớn, một khi tu sĩ hiến tế một thiên địa chi phách thì mặc kệ tu vi lúc trước ra sao đều có thể lập tức đến Hợp Đạo cảnh.
- Trường Sinh: “Nghịch thiên địa chi lý, để chứng trường sinh!”
Nghịch thiên địa chi lý là thay đổi quy luật thế giới để chứng trường sinh, từ sau khi Truyền Pháp Tiên Tôn sử dụng Tân Pháp nghịch thiên địa chi lý, tu sĩ chỉ có thể tu tiên bằng Tân Pháp.
- Chân Tiên: Là cấp độ ở trên Trường Sinh, sau khi tiên lộ đứt đoạn thì tu sĩ không thể tiến lên được nữa. Chân Tiên cũng là một nấc thang trời không thể vượt qua, đánh dấu một cấp độ riêng.
*Công pháp không thể đồng tu, đồng thời thiên địa kỳ vật, thiên địa chi pháp, thiên địa chi tinh, thiên địa chi tủy và thiên địa chi phách cũng là độc nhất. Thiên chi kỳ hoàn chỉnh có thể thay thế các loại thiên địa pháp tắc trong quá trình đột phá cho đến tận Hợp Đạo. Sử dụng Thiên Chi Kỳ chính là được thiên địa ưu ái nhưng cũng vì vậy nghịch lý chứng Trường Sinh lại càng khó hơn.
*Trong truyện tồn tại một số hệ thống tu luyện tự sáng tạo liên quan đến ngự thú, huyết mạch, luyện thể từ trong các tiểu thế giới nhưng không có phân chia rõ ràng, đều dùng hệ thống tu tiên để so sánh chiến lực. Ngoài ra còn có hệ thống tu tiên mới do Ân Đạo Nhân phát triển từ việc lấy thân thể chính mình để xây đạo cơ, sau lại được Bạch tiên sinh đoạt xá Hứa Bạch xây dựng khung đến Hóa Thần lần lượt là dĩ ngã Trúc Cơ, hỗn nguyên Kim Đan, thân thể Nguyên Anh, tâm niệm Hóa Thần.
----------------
Viết xuống " Cảnh giới và hệ thống tu luyện trong Ta Mô Phỏng Trường Sinh Lộ." không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a...
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
Bằng hữu tới nói 2 câu đi...
Lão thư trùng đề cử vài quyển hậu cung văn tâm đắc!
Kiến trúc đặc thù và đạo cụ trong Ta Có Một Tòa Kinh Khủng Phòng!
Có bao nhiêu người thông qua 《 Tiên Nghịch 》 nhớ kỹ Vương Lâm?
Sơ Lược Trọng Sinh Chi Đô Thị Tu Tiên
Thần Ấn Vương Tọa: Thánh Linh Tâm
Hình tượng Vương Lâm qua góc nhìn các nhân vật phụ!
B.faloo: Kiến thức căn bản về vấn đề đăng truyện mới
Chải vuốt một chút lịch sử phát triển ở rể văn
Kinh điển trích lời Long Tộc II Điệu Vong Giả Chi Đồng
Tại sao tác giả thường viết phiên ngoại, nó có ý nghĩa như thế nào?
Những phong tục tập quán đáng sợ của Trung Hoa (phần 2) --- Xác chết và người dẫn đường.
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.